Yên Bình Xứ Dừa Bến Tre Nắng sớm trên đường quê rợp bóng dừa, ghe thuyền vận chuyển dừa trên sông tạo nên bức tranh xứ dừa Bến Tre yên bình. Đỗ Minh Tân (1991), quê tại xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, làm nghề thợ bạc nhưng có sở thích chụp ảnh về quê hương Bến Tre. Bộ ảnh Tân chụp tại huyện Mỏ Cày Bắc, Ba Tri và chủ yếu tại quê nhà Giồng Trôm – Bến Tre. Trên hình là vườn dừa trồng xung quanh nhà anh tại huyện Mỏ Cày Bắc, với hướng chụp từ cầu Hàm Luông, nối TP Bến Tre – Mỏ Cày Bắc. Bến Tre được phù sa bồi đắp của 4 nhánh sông, gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, cùng với các dải đất cù lao tạo điều kiện thuận lợi cho cây dừa phát triển. Hiện tỉnh Bến Tre có hơn 200.000 hộ trồng dừa, chiếm khoảng 2/3 tổng số hộ dân toàn tỉnh. Do đó du khách về vùng quê sông nước này đâu đâu cũng thấy dừa bao quanh, điển hình như hàng dừa trải dài uốn lượn bên đường bê tông tại xã ấp Bàu Dơi, Hưng Nhượng, Giồng Trôm. Minh Tân chia sẻ chưa có điều kiện mua máy ảnh, nhưng ngoài thời gian đi làm là lang thang khắp thôn quê chụp lưu lại những hình ảnh ký ức tuổi thơ bằng điện thoại. Anh thợ bạc mê chụp ảnh đặc biệt là thích săn khoảnh khắc nắng mai rọi qua hàng dừa. Ảnh chụp tại Tân Thanh, Giồng Trôm. Nếp nhà yên bình gắn ăng-ten chảo thu sóng truyền hình vệ tinh, một hình ảnh phổ biến tại nông thôn, xung quanh nhà trồng dừa tại ấp 3, Hưng Nhượng, Giồng Trôm. “Càng chụp tôi càng thấy thích, yêu quê mình. Những hình ảnh tôi chụp đăng tải trên các nhóm mạng xã hội, được nhiều bạn bè yêu thích, bình luận tích cực là niềm vui nhỏ để tôi tiếp tục chụp ảnh”, Minh Tân chia sẻ. Các luống trồng dừa trải dài tại ấp 3, Hưng Nhượng, Giồng Trôm là hình ảnh du khách đến Bến Tre du lịch sinh thái cũng dễ bắt gặp ở các miệt vườn. Thương lái lái ghe đến tận hộ gia đình hái và thu mua các buồng dừa tươi tại ấp Đông Ngô, xã Bình Hòa, Giồng Trôm. Bến Tre được xem là “thủ phủ dừa xanh” với hơn 72.000 ha vườn dừa, trong đó huyện Giồng Trôm hơn 17.000 ha. Sản lượng dừa Bến Tre nhiều nhất cả nước, đạt gần 800 triệu trái/năm. Tận dụng ưu thế này nên Bến Tre đang xây dựng sản phẩm, hình ảnh gắn với cây dừa, là giá trị nổi bật để khai thác du lịch sinh thái sông nước xứ dừa. Nước cốt dừa cũng là thành phần làm nên vị béo khi chế biến các loại bánh. Sau khi đổ bánh trong khuôn, người dân sắc miếng ra bán tại chợ quê Sơn Đốc, Hưng Nhượng, Giồng Trôm – Bến Tre như bánh da lợn, bánh bò, bánh chuối nướng hay bánh khoai mì. Minh Tân lang thang chụp ảnh bất kể mưa nắng, trong ảnh là khoảnh khắc cầu vồng sau cơn mưa trên những vườn dừa ở ấp Bình Thuận, xã Tân Thanh, Giồng Trôm. Hoàng hôn cuối ngày tại miền quê tại xã An Ngãi Trung, huyện Ba Tri. “Bến Tre quá đỗi thanh bình và tôi muốn chia sẻ những góc quê thân thương này đến với mọi người, đặc biệt những người đang phải xa quê tránh dịch, giãn cách xã hội. Hy vọng Covid-19 sớm qua mau, người dân trở lại với nhịp sống quen thuộc hằng ngày và Bến Tre có thể đón thêm du khách mọi miền”, Minh Tân chia sẻ. ( Nguồn VnExpress ) Lượt xem: 2.039
Đỗ Minh Tân (1991), quê tại xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, làm nghề thợ bạc nhưng có sở thích chụp ảnh về quê hương Bến Tre. Bộ ảnh Tân chụp tại huyện Mỏ Cày Bắc, Ba Tri và chủ yếu tại quê nhà Giồng Trôm – Bến Tre. Trên hình là vườn dừa trồng xung quanh nhà anh tại huyện Mỏ Cày Bắc, với hướng chụp từ cầu Hàm Luông, nối TP Bến Tre – Mỏ Cày Bắc. Bến Tre được phù sa bồi đắp của 4 nhánh sông, gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, cùng với các dải đất cù lao tạo điều kiện thuận lợi cho cây dừa phát triển. Hiện tỉnh Bến Tre có hơn 200.000 hộ trồng dừa, chiếm khoảng 2/3 tổng số hộ dân toàn tỉnh. Do đó du khách về vùng quê sông nước này đâu đâu cũng thấy dừa bao quanh, điển hình như hàng dừa trải dài uốn lượn bên đường bê tông tại xã ấp Bàu Dơi, Hưng Nhượng, Giồng Trôm. Minh Tân chia sẻ chưa có điều kiện mua máy ảnh, nhưng ngoài thời gian đi làm là lang thang khắp thôn quê chụp lưu lại những hình ảnh ký ức tuổi thơ bằng điện thoại. Anh thợ bạc mê chụp ảnh đặc biệt là thích săn khoảnh khắc nắng mai rọi qua hàng dừa. Ảnh chụp tại Tân Thanh, Giồng Trôm. Nếp nhà yên bình gắn ăng-ten chảo thu sóng truyền hình vệ tinh, một hình ảnh phổ biến tại nông thôn, xung quanh nhà trồng dừa tại ấp 3, Hưng Nhượng, Giồng Trôm. “Càng chụp tôi càng thấy thích, yêu quê mình. Những hình ảnh tôi chụp đăng tải trên các nhóm mạng xã hội, được nhiều bạn bè yêu thích, bình luận tích cực là niềm vui nhỏ để tôi tiếp tục chụp ảnh”, Minh Tân chia sẻ. Các luống trồng dừa trải dài tại ấp 3, Hưng Nhượng, Giồng Trôm là hình ảnh du khách đến Bến Tre du lịch sinh thái cũng dễ bắt gặp ở các miệt vườn. Thương lái lái ghe đến tận hộ gia đình hái và thu mua các buồng dừa tươi tại ấp Đông Ngô, xã Bình Hòa, Giồng Trôm. Bến Tre được xem là “thủ phủ dừa xanh” với hơn 72.000 ha vườn dừa, trong đó huyện Giồng Trôm hơn 17.000 ha. Sản lượng dừa Bến Tre nhiều nhất cả nước, đạt gần 800 triệu trái/năm. Tận dụng ưu thế này nên Bến Tre đang xây dựng sản phẩm, hình ảnh gắn với cây dừa, là giá trị nổi bật để khai thác du lịch sinh thái sông nước xứ dừa. Nước cốt dừa cũng là thành phần làm nên vị béo khi chế biến các loại bánh. Sau khi đổ bánh trong khuôn, người dân sắc miếng ra bán tại chợ quê Sơn Đốc, Hưng Nhượng, Giồng Trôm – Bến Tre như bánh da lợn, bánh bò, bánh chuối nướng hay bánh khoai mì. Minh Tân lang thang chụp ảnh bất kể mưa nắng, trong ảnh là khoảnh khắc cầu vồng sau cơn mưa trên những vườn dừa ở ấp Bình Thuận, xã Tân Thanh, Giồng Trôm. Hoàng hôn cuối ngày tại miền quê tại xã An Ngãi Trung, huyện Ba Tri. “Bến Tre quá đỗi thanh bình và tôi muốn chia sẻ những góc quê thân thương này đến với mọi người, đặc biệt những người đang phải xa quê tránh dịch, giãn cách xã hội. Hy vọng Covid-19 sớm qua mau, người dân trở lại với nhịp sống quen thuộc hằng ngày và Bến Tre có thể đón thêm du khách mọi miền”, Minh Tân chia sẻ. ( Nguồn VnExpress )